Quốc vụ khanh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Anh công du Đông Nam Á

Hồng Phúc
An ninh khu vực, phát triển kinh tế và hợp tác về các vấn đề khí hậu sẽ là trọng tâm thảo luận của Quốc vụ khanh Anh về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Anne-Marie Trevelyan trong chuyến thăm Lào và Malaysia từ hôm nay, 1/9.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quốc vụ khanh Anh phụ trách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Anh Quốc vụ khanh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Anne-Marie Trevelyan. (Nguồn: BBC)
Quốc vụ khanh Anh phụ trách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Anne-Marie Trevelyan. (Nguồn: BBC)

Theo thông cáo báo chí của chính phủ Anh, chuyến thăm kéo dài 1 tuần của Quốc vụ khanh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Anne-Marie Trevelyan tới Đông Nam Á diễn ra sau chuyến thăm của Ngoại trưởng James Cleverly tới Philippines và Trung Quốc trong tuần này.

Tại thủ đô Vientiane, bà Trevelyan dự kiến có các cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Bounleua Phandanouvong, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và mỏ H.E. Phosay Sayasone và Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp Phet Phomphiphak, thảo luận về quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và tăng trưởng bền vững.

Bà cũng sẽ đến thăm Liên đoàn bóng bầu dục Lào - tổ chức khuyến khích phụ nữ tham gia thể thao, trung tâm Lone Buffalo - chương trình phát triển do Anh hỗ trợ nhằm nâng cao kỹ năng và trao quyền cho thanh niên ở Lào, Nhóm tư vấn bom mìn (MAG) có trụ sở tại Anh chuyên rà phá bom mìn còn sót lại tại những vùng chiến sự.

Lào sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2024.

Quốc vụ khanh Trevelyan sẽ đến Malaysia từ ngày 5/9, nhằm tăng cường cam kết hợp tác về an ninh, thương mại, khí hậu và bảo vệ thiên nhiên với quốc gia được xếp hạng thứ 12 thế giới về đa dạng sinh học.

Tại thủ đô Kuala Lumpur, bà Trevelyan dự kiến gặp Bộ trưởng Nội vụ Datuk Seri Saifuddin Nasution và Thứ trưởng Bộ Thương mại và công nghiệp quốc tế Liew Chin Tong. Bà dự kiến có bài phát biểu về doanh nghiệp và hành động vì khí hậu tại Hội thảo thượng đỉnh về Quản trị khí hậu dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tại Borneo, bà sẽ gặp cộng đồng Sarawak bản địa, tham quan địa điểm tiếp nhiên liệu cho xe buýt chạy bằng hydro và quan sát hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học khi đến thăm Trung tâm động vật hoang dã Semenggoh.

Anh và Malaysia thiết lập quan hệ Đối tác khí hậu vào năm 2022 để tăng cường hợp tác về khí hậu và đa dạng sinh học.

Trước thềm chuyến thăm, bà Anne-Marie Trevelyan khẳng định, Anh “phải hợp tác với các đối tác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để giải quyết thách thức chung toàn cầu về biến đổi khí hậu”.

Thông qua quan hệ đối tác với Lào và Malaysia, Anh đang hỗ trợ tăng trưởng bền vững và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch để đảm bảo một tương lai thịnh vượng và kiên cường.

Theo báo cáo Đánh giá tích hợp mới của Anh, xuất bản vào tháng 3/2023, việc tăng cường hợp tác với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trở thành trụ cột lâu dài trong chính sách đối ngoại của xứ sở sương mù. Với hơn một nửa tăng trưởng toàn cầu dự kiến đến từ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào năm 2050, khu vực này có vai trò quan trọng đối với ưu tiên phát triển nền kinh tế Anh của Thủ tướng Rishi Sunak.

Anh chính thức ký Nghị định thư gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào tháng 7/2023. Quan hệ đối tác này đặt Anh ở vị trí trung tâm của các nền kinh tế năng động và đang phát triển nhanh chóng trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Điểm tin thế giới sáng 31/8: Hàn-Nhật-Trung tính họp thượng đỉnh, diễn tập quân sự đa quốc gia tại Indonesia, AU lên án đảo chính ở Gabon

Điểm tin thế giới sáng 31/8: Hàn-Nhật-Trung tính họp thượng đỉnh, diễn tập quân sự đa quốc gia tại Indonesia, AU lên án đảo chính ở Gabon

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 31/8.

Các quốc đảo Thái Bình Dương: Thủ tướng Ấn Độ bày tỏ cam kết, Ngoại trưởng Mỹ mang 'quà'

Các quốc đảo Thái Bình Dương: Thủ tướng Ấn Độ bày tỏ cam kết, Ngoại trưởng Mỹ mang 'quà'

Ngày 21/5, Thủ tướng Narendra Modi đã đến thủ đô Port Moresby (Papua New Guinea) để tham gia hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo ...

Tổng thống Pháp công du Thái Bình Dương: Chuyến thăm của những 'lần đầu tiên'

Tổng thống Pháp công du Thái Bình Dương: Chuyến thăm của những 'lần đầu tiên'

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bắt đầu chuyến thăm 'lịch sử' tới quần đảo New Caledonia, Vanuatu và Papua New Guinea từ ngày 24/7.

Điểm tin thế giới sáng 30/8: Tổng giám đốc IMF thăm Trung Quốc, Mỹ phê duyệt thương vụ tên lửa cho Nhật Bản, Ngoại trưởng Ukraine công du châu Âu

Điểm tin thế giới sáng 30/8: Tổng giám đốc IMF thăm Trung Quốc, Mỹ phê duyệt thương vụ tên lửa cho Nhật Bản, Ngoại trưởng Ukraine công du châu Âu

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 30/8.

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng tiếp xúc song phương tại Diễn đàn Bộ trưởng giữa EU và Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng tiếp xúc song phương tại Diễn đàn Bộ trưởng giữa EU và Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Trong thời gian dự Diễn đàn Bộ trưởng giữa Liên minh châu Âu (EU) và Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương về ...

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Quảng bá văn hóa và thủ công mỹ nghệ gắn kết thông điệp môi trường tại Brunei

Quảng bá văn hóa và thủ công mỹ nghệ gắn kết thông điệp môi trường tại Brunei

Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa nhằm giới thiệu một số tác phẩm văn học và nghệ thuật thêu tay truyền ...
Đại sứ Bùi Văn Nghị: Cam kết vì hòa bình và hợp tác cùng thắng của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025

Đại sứ Bùi Văn Nghị: Cam kết vì hòa bình và hợp tác cùng thắng của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025

Theo Đại sứ Bùi Văn Nghị, chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 tại Brazil gửi thông điệp quan ...
Giá vàng hôm nay 4/7/2025: Giá vàng thế giới 'đỏ rực', loạt yếu tố 'đẩy thuyền' quý kim, thị trường bật chế độ chờ

Giá vàng hôm nay 4/7/2025: Giá vàng thế giới 'đỏ rực', loạt yếu tố 'đẩy thuyền' quý kim, thị trường bật chế độ chờ

Giá vàng hôm nay 4/7/2025 giảm khi các nhà đầu tư thận trọng chờ đợi tiến độ đàm phán thuế quan giữa Mỹ và các nền kinh tế lớn.
Tin thế giới ngày 3/7: Tàu sân bay Mỹ cập cảng Philippines, Ấn Độ phát hiện mạng lưới gián điệp Pakistan, Triều Tiên tăng nhiều binh lính hỗ trợ Nga

Tin thế giới ngày 3/7: Tàu sân bay Mỹ cập cảng Philippines, Ấn Độ phát hiện mạng lưới gián điệp Pakistan, Triều Tiên tăng nhiều binh lính hỗ trợ Nga

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện 3 tăng tốc, kiên định mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện 3 tăng tốc, kiên định mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng: Cầu nối đối ngoại quan trọng Việt Nam với bạn bè quốc tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng: Cầu nối đối ngoại quan trọng Việt Nam với bạn bè quốc tế

Thứ trưởng Ngoại giao trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến công tác dự BRICS mở rộng của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân.
Thủ tướng Thái Lan bị đình chỉ chức vụ: Lùi để tiến?

Thủ tướng Thái Lan bị đình chỉ chức vụ: Lùi để tiến?

Việc bà Paetongtarn Shinawatra tạm rời chức Thủ tướng có thể giúp đảng Pheu Thai củng cố sự ủng hộ để trở lại mạnh mẽ hơn...
Xung đột Trung Đông: Biểu hiện của một trật tự khu vực rạn vỡ

Xung đột Trung Đông: Biểu hiện của một trật tự khu vực rạn vỡ

Xung đột Israel-Iran và cuộc không kích của Mỹ nhắm vào 3 cơ sở hạt nhân của Iran đánh dấu sự sụp đổ mô hình 'chiến tranh bóng tối' kéo dài giữa hai nước...
Mỹ tấn công Iran: Đòn đánh chiến lược hay canh bạc mạo hiểm?

Mỹ tấn công Iran: Đòn đánh chiến lược hay canh bạc mạo hiểm?

Tổng thống Donald Trump bất ngờ ra lệnh ném bom vào 3 cơ sở hạt nhân của Iran hôm là một lời tuyên chiến 'lạnh gáy' của nước Mỹ với Tehran...
Trung Đông trước bước ngoặt hiểm nghèo

Trung Đông trước bước ngoặt hiểm nghèo

Xung đột Israel-Iran không chỉ gây chấn động khu vực mà còn tác động sâu rộng tới an ninh, kinh tế toàn cầu.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-GCC-Trung Quốc: Chương mới trong hợp tác Nam-Nam toàn cầu

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-GCC-Trung Quốc: Chương mới trong hợp tác Nam-Nam toàn cầu

Hội nghị cấp cao ASEAN-GCC-Trung Quốc chứng minh rằng những khu vực đa dạng có thể tìm được tiếng nói chung để thúc đẩy thương mại công bằng.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vươn mình vượt thách thức

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vươn mình vượt thách thức

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada là cơ hội để nhóm tái khẳng định vai trò trong bối cảnh thế giới đứng trước hàng loạt thách thức.
Kỷ niệm 80 năm Hiến chương LHQ: Sinh ra từ đống tro tàn, vững bước cho hòa bình và công bằng dài lâu

Kỷ niệm 80 năm Hiến chương LHQ: Sinh ra từ đống tro tàn, vững bước cho hòa bình và công bằng dài lâu

Hiến chương LHQ được ký tại San Francisco 80 năm trước đã khép lại chương đẫm máu trong lịch sử nhân loại, mở ra hy vọng cho tương lai tốt đẹp.
Ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đã 'cắm rễ' ở châu Âu sâu đến mức nào?

Ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đã 'cắm rễ' ở châu Âu sâu đến mức nào?

Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu độc lập quốc phòng, nhưng lại mua hàng nghìn vũ khí từ Mỹ mỗi năm.
Bộ 3 vũ khí 'sấm sét' Mỹ sử dụng trong cuộc không kích 3 cơ sở hạt nhân của Iran

Bộ 3 vũ khí 'sấm sét' Mỹ sử dụng trong cuộc không kích 3 cơ sở hạt nhân của Iran

Máy bay ném bom B-2, bom phá boong-ke GBU-57 và tên lửa Tomahawk là 3 vũ khí quan trọng trong cuộc không kích của Mỹ vào 3 cơ sở hạt nhân của Iran.
Bốn lớp phòng thủ của Israel

Bốn lớp phòng thủ của Israel

Hệ thống Vòm Sắt có lẽ quen thuộc với giới thạo tin về vũ khí, song, tấm 'áo giáp' phòng không của Israel không chỉ có hệ thống nổi tiếng này.
So sánh sức mạnh quân sự của hai đối thủ Israel và Iran

So sánh sức mạnh quân sự của hai đối thủ Israel và Iran

Tương quan lực lượng và sức mạnh quân sự của hai bên đang được đặt lên bàn cân để dự đoán đường hướng tiếp theo của cuộc xung đột Israel-Iran.
Cách Israel vô hiệu hóa mưa tên lửa đạn đạo Iran: Không chỉ có Vòm Sắt

Cách Israel vô hiệu hóa mưa tên lửa đạn đạo Iran: Không chỉ có Vòm Sắt

Xung đột Israe-Iran tiếp tục leo thang, các hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel vẫn chứng tỏ được năng lực vượt trội của mình.
Iran cân nhắc rời Hiệp ước NPT: Đòn giáng vào 'luật chơi' hạt nhân?

Iran cân nhắc rời Hiệp ước NPT: Đòn giáng vào 'luật chơi' hạt nhân?

Chiến dịch quân sự của Israel vào Iran có thể kéo theo hệ lụy nghiêm trọng: Nguy cơ Tehran rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Xung đột Israel-Iran và bài toán Trung Đông: 'Cách giải' của Mỹ, Nga và Trung Quốc

Xung đột Israel-Iran và bài toán Trung Đông: 'Cách giải' của Mỹ, Nga và Trung Quốc

Với xung đột Israel-Iran và bài toán Trung Đông hiện nay, Mỹ, Trung Quốc và Nga đều có cách tiếp cận riêng.
Xung đột Israel-Iran: Kết thúc chỉ là 'lời nói đầu môi', sóng ngầm mới chỉ vừa âm ỉ

Xung đột Israel-Iran: Kết thúc chỉ là 'lời nói đầu môi', sóng ngầm mới chỉ vừa âm ỉ

Mặc dù giao tranh giữa Iran và Israel đã dừng lại nhưng những tác động về chính trị và hạt nhân mới chỉ bắt đầu diễn ra.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về Thủ tướng Phạm Minh Chính - 'khách mời thường xuyên' của Diễn đàn Davos mùa Hè

Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về Thủ tướng Phạm Minh Chính - 'khách mời thường xuyên' của Diễn đàn Davos mùa Hè

Truyền thông Trung Quốc nhấn mạnh việc 3 năm liền Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Trung Quốc dự Diễn đàn Davos mùa Hè phản ánh sự mật thiết giữa 2 nước.
Greenland - ẩn số cản bước Đan Mạch trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU?

Greenland - ẩn số cản bước Đan Mạch trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU?

Greenland lại trở thành điểm nóng tiềm tàng có nguy cơ lôi kéo không chỉ Đan Mạch, mà cả EU và các thành viên vào vòng xoáy căng thẳng mới với Mỹ.
'Kẻ phản diện' mới của NATO?

'Kẻ phản diện' mới của NATO?

Việc Tây Ban Nha từ chối mục tiêu chi tiêu quốc phòng mới của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã gây bất bình trong liên minh.
Phiên bản di động