Vừa gượng dậy sau đại dịch, kinh tế thế giới lại hứng chịu 'cú bồi' xung đột Nga-Ukraine

Tấn Thông
Sau khi chịu tác động mạnh mẽ từ đại dịch Covid-19, khiến giá hàng hóa và chi phí vận chuyển tăng vọt, chuỗi cung ứng toàn cầu giờ đây lại sắp bước vào một giai đoạn khó khăn mới, trong bối cảnh Nga tấn công Ukraine.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong bài viết đăng tải trên tờ Sydney Morning Herald của Australia, hai nhà báo Patricia Cohen and Jack Ewing nhận định rủi ro từ lệnh trừng phạt của các quốc gia phương Tây và khả năng Nga trả đũa sẽ làm giảm lượng dữ trữ khí đốt và đẩy giá của mặt hàng này lên mức cao hơn, giữa bối cảnh thế giới vẫn đang vật lộn với việc thiếu hụt khí đốt và giá tăng cao.

Nga chỉ là một trạm xăng dầu của thế giới?

Bài báo cho rằng, một cuộc tấn công trực diện của quân đội Nga có thể khiến giá năng lượng và lương thực tăng chóng mặt, gây lo ngại lạm phát và khiến giới đầu tư bất an. Điều này có thể dẫn tới sự kết hợp giữa mối đe dọa đầu tư và tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, tác giả cho rằng những tác động khắc nghiệt và nhất thời từ cuộc xung đột này sẽ không tàn khốc bằng việc các nền kinh tế đã bị “tê liệt” do sự bùng phát của virus SAR-CoV-2 trong hai năm 2019 và 2020.

Nga là một quốc gia rộng lớn, trải dài xuyên lục địa, với tổng dân số hơn 146 triệu người. Nước này sở hữu một kho vũ khí hạt nhân khổng lồ và là nhà cung cấp chính của các mặt hàng năng lượng như dầu, khí đốt và nguyên liệu thô, giúp các nhà máy trên thế giới duy trì hoạt động.

Vừa gượng dậy sau đại dịch, kinh tế thế giới lại hứng chịu 'cú bồi' xung đột Nga-Ukraine
Theo nhà kinh tế học người Mỹ, về cơ bản Nga đóng vai trò như một trạm xăng dầu lớn của thế giới. (Nguồn: Rogtec)

Không giống như Trung Quốc, vốn là cường quốc sản xuất và nguồn cung thống trị trong các chuỗi ung ứng phức tạp của thế giới, Nga chỉ đóng vai trò nhỏ trong nền kinh tế toàn cầu.

Italy, có số dân chỉ bằng một nửa của Nga và sở hữu ít tài nguyên thiên nhiên hơn, nhưng nền kinh tế nước này thậm chí còn lớn gấp đôi “xứ sở bạch dương”. Tương tự, Ba Lan xuất khẩu nhiều hàng hóa sang EU hơn Nga.

Giáo sư Jasson Furman, nhà kinh tế học thuộc Đại học Harvard và là cựu cố vấn kinh tế của Tổng thống Barack Obama, cho rằng: “Nga không đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, trừ lĩnh vực dầu và khí đốt. Về cơ bản nước này là một trạm xăng dầu lớn của thế giới”.

Nhưng cần phải lưu ý rằng việc một trạm xăng đóng cửa có thể gây ra sự tê liệt cho những đối tượng phụ thuộc vào đó. Kết quả là vẫn sẽ có những thiệt hại kinh tế xảy ra. Thiệt hại có thể không đồng đều trên toàn cầu, có thể mạnh mẽ ở một số quốc gia và ngành công nghiệp sử dụng năng lượng của Nga, nhưng không đáng chú ý ở những quốc gia khác.

Châu Âu là nơi tiếp nhận gần 40% lượng khí đốt tự nhiên và 25% lượng dầu từ Nga. Châu lục này có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp. Các tác động sẽ được thể hiện ngay lập tức trên các hóa đơn của hệ thống sưởi dầu và khí đốt, vốn đã tăng vọt từ nửa cuối năm ngoái.

Dự trữ khí đốt tự nhiên của châu Âu đang ở mức thấp hơn 1/3 so với công suất, trong khi thời tiết mùa Đông ngày càng trở nên lạnh giá hơn. Các nhà lãnh đạo châu Âu đã cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin cố tình giảm nguồn cung khí đốt để đạt được lợi thế chính trị.

Tiếp theo hiện tượng dầu và khí đốt tăng giá, giá của thực phẩm cũng đã tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ.

Nhưng nguyên nhân của vấn đề này, theo một báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ), chủ yếu là do cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng dưới tác động của đại dịch.

Nga là nhà cung cấp lúa mỳ lớn nhất thế giới, cùng với Ukraine, chiếm gần 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Đối với một số quốc gia, sự phụ thuộc vào Nga còn lớn hơn nữa. Nguồn lúa mỳ của Nga chiếm hơn 70% tổng lượng lúa mì nhập khẩu của Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ.

Điều này sẽ gây thêm căng thẳng cho Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia đang ở giữa cuộc khủng hoảng kinh tế và phải vật lộn với lạm phát đang lên tới gần 50%. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, giá thực phẩm, nhiên liệu và điện đang tăng chóng mặt.

Thế giới sẽ phải đối mặt với những gì?

Các nhà phân tích đang theo dõi cuộc xung đột ở châu Âu và đã vạch ra một loạt các kịch bản, từ mức nhẹ đến nghiêm trọng. Các thương gia và nhà đầu tư chứng khoán Phố Wall cũng đang “nín thở” theo dõi diễn biến của cuộc xung đột.

Việc các thị trường tăng hay giảm sẽ phụ thuộc vào diễn biến cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine. Và liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin có phản ứng lại các lệnh trừng phạt bằng cách ngừng cung cấp nguồn khí đốt quan trọng cho châu Âu hay không.

Như những gì thế giới đã chứng kiến từ đại dịch, những gián đoạn nhỏ ở một khu vực có thể tạo ra những gián đoạn lớn ở khoảng cách xa hơn. Tình trạng thiếu hụt cục bộ và giá cả tăng - dù là khí đốt, lúa mỳ, nhôm hay nickel - đều có thể tạo ra hiệu ứng domino trong một thế giới vẫn đang phải vật lộn để phục hồi sau đại dịch.

Tin liên quan
Tin thế giới 24/2: Nga tấn công Ukraine, Anh nói thảm họa, Đức lo ‘phá vỡ trật tự quốc tế’ Tin thế giới 24/2: Nga tấn công Ukraine, Anh nói thảm họa, Đức lo ‘phá vỡ trật tự quốc tế’

Sau khi cuộc khủng hoảng tại Ukraine xảy ra, giá dầu Brent đã vượt mốc 100 USD/thùng. Đây là lần đầu tiên giá dầu Brent vượt ngưỡng này kể từ năm 2014. Giá dầu WTI cũng tiến sát mốc 100 USD/thùng.

Do phần lớn châu Âu phụ thuộc vào khí đốt và than nhiệt của Nga, nhà phân tích Matthew Hope của Credit Suisse cảnh báo, nếu xuất khẩu năng lượng của Nga sang châu Âu bị cắt giảm bởi một trong hai bên, sản xuất công nghiệp sẽ chậm lại đáng kể và gây ra mối đe dọa của một cuộc suy thoái toàn cầu.

Ông Hope nói: “Chúng tôi tin rằng điều này khó xảy ra, vì nó sẽ gây bất lợi cho cả hai bên, nhưng nếu căng thẳng tăng cao và không có giải pháp tốt, không thể loại trừ điều này”.

Viễn cảnh về kịch bản căng thẳng ở châu Âu đến vào thời điểm khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu. Chi phí điện năng tăng cao đã khiến lạm phát tăng cao hơn, làm phức tạp thêm sự phục hồi sau đại dịch và buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất. Tình trạng gián đoạn trong chuỗi cung ứng do hậu quả của đại dịch vẫn chưa được giải quyết và chi phí vận chuyển toàn cầu vẫn tăng cao.

Tiến sỹ Gregory Daco, nhà kinh tế trưởng của EY-Parthenon, nói: “Bạn phải nhìn vào bức tranh của những gì sắp xảy ra phía sau. Đó là lạm phát cao, sự căng thẳng của chuỗi cung ứng và sự không chắc chắn về những gì mà các ngân hàng trung ương sẽ làm, cùng với mức tăng giá liên tục”.

Những căng thẳng bổ sung có thể là tương đối nhỏ, nhưng chúng đè nặng lên các nền kinh tế vẫn đang trong quá trình phục hồi sau những “trận cuồng phong” do đại dịch gây ra.

Tiến sỹ Daco nói thêm rằng có một điều rõ ràng quan sát thấy là “sự không chắc chắn về chính trị và sự biến động đè nặng lên hoạt động kinh tế”. Điều này có nghĩa là một cuộc tấn công có thể tạo ra tác động kép - làm chậm hoạt động kinh tế và gây tăng giá.

Tại Mỹ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đang phải đối mặt với mức lạm phát cao nhất trong vòng 40 năm, đạt 7,5% vào tháng 1/2022. Fed dự kiến bắt đầu nâng lãi suất từ tháng tới. Giá năng lượng tăng cao hơn, do xung đột ở châu Âu gây ra, có thể chỉ là tạm thời, nhưng vẫn gây lo lắng về vòng xoáy giá cả tiền lương.

Nhà nghiên cứu Christopher Miller, Trợ lý Giáo sư tại Đại học Tuft, nhận định: “Chúng ta sẽ thấy một đợt lạm phát mới bùng phát”.

Bên cạnh nỗi lo về lạm phát, tình trạng thiết hụt các kim loại thiết yếu cũng có thể xảy ra, như đồng, nickel. Chúng sẽ tạo ra một sự gián đoạn khác cho chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đã yếu đi rất nhiều trước các “cú đánh” của đại dịch, tình trạng đình trệ hoạt động vận chuyển đường bộ ở Canada và sự thiếu hụt chất bán dẫn trên phạm vi toàn cầu.

Vẫn còn quá sớm để đánh giá chính xác tác động của cuộc xung đột vũ trang Nga-Ukraine, nhưng theo ông Lars Stenqvist, Giám đốc công nghệ của hãng sản xuất ô tô Volvo Thụy Điển, đây là một điều rất nghiêm trọng.

Ông nói: “Chúng tôi đã có sẵn một số kịch bản ứng phó và chúng tôi đang theo sát diễn biến của tình hình từng ngày”.

Điều phương Tây không mong đợi nhất

Một kết quả không mong đợi từ những đòn trừng phạt của phương Tây là Nga sẽ thúc đẩy mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Trung Quốc. Hai quốc gia này gần đây đã đàm phán một hợp đồng kéo dài 30 năm, để Nga cung cấp khí đốt cho Trung Quốc, thông qua một đường ống dẫn khí đốt mới.

Vừa gượng dậy sau đại dịch, kinh tế thế giới lại hứng chịu 'cú bồi' xung đột Nga-Ukraine
Phương Tây lo ngại những đòn trừng phạt mới đây có thể khiến Trung Quốc và Nga xích lại gần nhau. (Nguồn: Xinhua)

Carl Weinberg, nhà kinh tế trưởng tại Tổ chức High Frequency Economics, cho biết: “Nga có khả năng sẽ xoay hướng xuất khẩu năng lượng và hàng hóa sang Trung Quốc”.

Cuộc khủng hoảng cũng góp phần vào việc đánh giá lại cấu trúc nền kinh tế toàn cầu và tạo lo ngại về khả năng tự cung tự cấp. Đại dịch đã nêu bật mặt trái của các chuỗi cung ứng xa xôi dựa vào chiến lược sản xuất tinh gọn.

Giờ đây, sự phụ thuộc vào khí đốt từ Nga của châu Âu cũng đang thúc đẩy các cuộc thảo luận về việc mở rộng các nguồn năng lượng, có thể ngăn cản sự hiện diện của Nga trong nền kinh tế toàn cầu.

Chuyên gia Jeffrey Schott, một thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, nhận định: “Về lâu dài, cuộc xung đột với Nga sẽ thúc đẩy một châu Âu đa dạng hóa hơn. Đối với Nga, chi phí thực tế sẽ lớn dần theo thời gian, làm cho các hoạt động thương mại quốc tế của nước này gặp khó khăn và gây cản trở đầu tư nước ngoài”.

Xung đột Nga-Ukraine: Nhiều nước có thể thay Nga cung cấp khí đốt trong vòng 5 năm tới

Xung đột Nga-Ukraine: Nhiều nước có thể thay Nga cung cấp khí đốt trong vòng 5 năm tới

Ngày 27/2, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cho rằng, thế giới có đủ nhà cung cấp năng lượng để thay thế ...

Xung đột Nga-Ukraine: Nhiều 'chiến lợi phẩm' trong ngày đầu tiên nhưng 'còn lâu' chiến dịch mới dừng lại!

Xung đột Nga-Ukraine: Nhiều 'chiến lợi phẩm' trong ngày đầu tiên nhưng 'còn lâu' chiến dịch mới dừng lại!

Nhìn lại ngày 24/2 với lợi thế nghiêng về phía Nga, không ai đoán được Tổng thống Putin sẽ dừng lại ở điểm nào. Nhưng ...

(theo Sydney Morning Herald)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bắc Ninh biến di sản thành tài nguyên du lịch thực thụ

Bắc Ninh biến di sản thành tài nguyên du lịch thực thụ

Bắc Ninh hiện có 1.589 di tích các loại, trong đó có 5 di tích quốc gia đặc biệt, 206 di tích quốc gia, 19 bảo vật, nhóm bảo vật ...
Chuyển đổi số trong mô hình chính quyền 2 cấp: Bắc Ninh bảo đảm việc vận hành thông suốt từ ngày 1/7

Chuyển đổi số trong mô hình chính quyền 2 cấp: Bắc Ninh bảo đảm việc vận hành thông suốt từ ngày 1/7

Chiều 27/6, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến rà soát tiến độ và kết quả triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số liên thông, đồng bộ.
Gốm Phù Lãng, Bắc Ninh đang chuyển mình

Gốm Phù Lãng, Bắc Ninh đang chuyển mình

Với lịch sử hình thành lâu đời, nét đẹp mộc mạc của nghề gốm truyền thống, làng gốm Phù Lãng, Bắc Ninh ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng du ...
'Hương sắc Việt' ghi dấu kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam-Đức và gắn kết cộng đồng

'Hương sắc Việt' ghi dấu kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam-Đức và gắn kết cộng đồng

Ngày 28/6, tại thành phố Augsburg, chương trình 'Hương sắc Việt' đã diễn ra, để lại dấu ấn với bạn bè quốc tế và cộng đồng người Việt tại Đức.
Lạng Sơn đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Lạng Sơn đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Chiều 28/6, tại thành phố Lạng Sơn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức trọng thể Lễ đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu ...
Báo Thế giới và Việt Nam 'bắt tay chiến lược' với The Colombo Times - điểm nhấn mới trong hợp tác báo chí quốc tế

Báo Thế giới và Việt Nam 'bắt tay chiến lược' với The Colombo Times - điểm nhấn mới trong hợp tác báo chí quốc tế

Lễ ký kết MoU giữa Báo Thế giới và Việt Nam với The Colombo Times theo hình thức trực tuyến. Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tham dự ...
Bắc Ninh mới: 'Siêu tỉnh công nghiệp' với hệ sinh thái đa tầng

Bắc Ninh mới: 'Siêu tỉnh công nghiệp' với hệ sinh thái đa tầng

Sáp nhập hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang được kỳ vọng mở ra kỳ vọng về một trung tâm sản xuất điện tử có quy mô, năng lực và sức bật vượt trội.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Bắc Ninh cao nhất so với cùng kỳ của 5 năm gần đây

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Bắc Ninh cao nhất so với cùng kỳ của 5 năm gần đây

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến ngày 22/6, toàn tỉnh Bắc Ninh đã giải ngân được 62,31% so với vốn Chính phủ giao.
Giá cà phê hôm nay 28/6/2025: Giá cà phê đối mặt chu kỳ điều chỉnh, Giá tiêu tăng liên tiếp; Chi phí tuyến vận tải biển quan trọng bắt đầu giảm

Giá cà phê hôm nay 28/6/2025: Giá cà phê đối mặt chu kỳ điều chỉnh, Giá tiêu tăng liên tiếp; Chi phí tuyến vận tải biển quan trọng bắt đầu giảm

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật giá nông sản hôm nay 28/6/2025, giá cà phê, giá tiêu... giao dịch trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước:
Giữ vững mục tiêu tăng trưởng ‘về đích’

Giữ vững mục tiêu tăng trưởng ‘về đích’

Trong năm tháng đầu năm 2025, nền kinh tế cả nước tiếp tục chuyển biến tích cực, các động lực tăng trưởng được duy trì...
Vinh danh gần 200 doanh nghiệp tiêu biểu trong thực hành ESG, đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

Vinh danh gần 200 doanh nghiệp tiêu biểu trong thực hành ESG, đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

Các doanh nghiệp được tôn vinh là những đơn vị tiêu biểu trong việc tích hợp các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG).
Lưới điện quốc gia chính thức có thêm tổ máy sử dụng LNG đầu tiên tại Việt Nam

Lưới điện quốc gia chính thức có thêm tổ máy sử dụng LNG đầu tiên tại Việt Nam

Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 – một trong hai tổ máy thuộc tổ hợp điện khí sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên tại Việt Nam, đã chính thức hòa lưới ...
Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru 2025 có thêm hạng mục do người tiêu dùng bình chọn

Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru 2025 có thêm hạng mục do người tiêu dùng bình chọn

Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru năm nay chính thức giới thiệu hạng mục hoàn toàn mới People’s Choice Awards do người tiêu dùng bình chọn.
Khởi công dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Vân Canh

Khởi công dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Vân Canh

Ngày 26/6, HUD khởi công dự án nhà ở xã hội New life, Khu đô thị mới Vân Canh (huyện Hoài Đức).
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam khởi sắc, tỷ lệ lấp dầy tại các khu công nghiệp trọng điểm đạt hơn 80%

Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam khởi sắc, tỷ lệ lấp dầy tại các khu công nghiệp trọng điểm đạt hơn 80%

Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đang chứng kiến những chuyển biến tích cực, tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp trọng điểm đạt 89-89%.
Bắc Ninh có 11 dự án, hoàn thành 5.668 căn nhà ở xã hội

Bắc Ninh có 11 dự án, hoàn thành 5.668 căn nhà ở xã hội

Tính đến tháng 6/2025, toàn tỉnh Bắc Ninh có 11 dự án, hoàn thành 5.668 căn, đáp ứng khoảng 50% theo chỉ tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao.
Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh: Mở không gian phát triển kinh tế mới, tạo động lực và lan tỏa

Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh: Mở không gian phát triển kinh tế mới, tạo động lực và lan tỏa

Sáng 10/6, tiếp phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh.
Tận dụng cơ hội, hóa giải thách thức cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới

Tận dụng cơ hội, hóa giải thách thức cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới

Thị trường bất động sản đang trải qua những thay đổi mang tính bước ngoặt từ chính sách pháp luật, tình hình kinh tế vĩ mô và nhu cầu thực tế của xã hộị...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/6: USD 'rớt thảm', làn sóng bán tháo mạnh mẽ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/6: USD 'rớt thảm', làn sóng bán tháo mạnh mẽ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/6 ghi nhận đồng USD rơi xuống mức thấp nhất trong ba năm rưỡi so với đồng EUR và Bảng Anh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/6: USD trong nước cao nhất từ trước đến nay

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/6: USD trong nước cao nhất từ trước đến nay

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/6 ghi nhận các ngân hàng đồng loạt nâng giá lên kịch trần và cũng là mức cao nhất từ trước đến nay.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/6: Thông tin lãi suất Mỹ tác động đến USD, Yen Nhật đã phục hồi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/6: Thông tin lãi suất Mỹ tác động đến USD, Yen Nhật đã phục hồi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/6 ghi nhận đồng USD giảm sau khi có ý kiến cho rằng, Fed nên xem xét việc cắt giảm lãi suất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/6: USD tiếp đà hồi phục khi căng thẳng Israel-Iran gia tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/6: USD tiếp đà hồi phục khi căng thẳng Israel-Iran gia tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/6 ghi nhận USD phục hồi bởi xu hướng tìm đến tài sản trú ẩn an toàn của nhà đầu tư.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/6: USD giành lại vai trò nơi 'trú ẩn an toàn'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/6: USD giành lại vai trò nơi 'trú ẩn an toàn'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/6 ghi nhận USD tăng nhẹ trong bối cảnh nguy cơ xung đột lan rộng tại Trung Đông đè nặng lên thị trường.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/6: USD tăng nổi bật, đồn đoán về lãi suất chưa ngã ngũ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/6: USD tăng nổi bật, đồn đoán về lãi suất chưa ngã ngũ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/6 tăng giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt, nhưng vẫn yếu hơn so với đồng Yen Nhật.
Phiên bản di động