Tin thế giới 22/3: Nga quan ngại về đạn Urani nghèo, Anh nói gì?

Minh Vương
Triều Tiên phóng tên lửa hành trình, các nước quan ngại về phát ngôn của Bộ trưởng Israel… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(03.22) Tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich về người Palestine đã khiến nhiều nước 'dậy sóng'. (Nguồn: AP)
Tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich về người Palestine đã khiến nhiều nước 'dậy sóng'. (Nguồn: AP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Tổng thống Ukraine thăm vị trí quân sự gần Bakhmut: Ngày 22/3, viết trên mạng xã hội sau khi tới thị trấn ở miền Đông Ukraine, ông Volodymyr Zelensky viết: “Khu vực Donetsk. Các vị trí tiền tuyến của quân đội Ukraine ở khu vực Bakhmut. Tôi rất vinh dự được có mặt ở đây hôm nay để trao thưởng cho các anh hùng của chúng ta. Để bắt tay và cảm ơn họ vì đã bảo vệ chủ quyền của đất nước chúng ta”.

Đoạn video do Văn phòng Tổng thống Ukraine công bố cho thấy ông đã có cuộc gặp gỡ và trao thưởng cho các quân nhân tại một nhà kho. (Reuters)

* Nga lo ngại việc Anh cấp đạn urani nghèo cho Ukraine: Viết trên mạng xã hội ngày 22/3, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin cảnh báo quyết định của London về cung cấp đạn urani nghèo (DU) cho Kiev nằm trong xu hướng nguy hiểm và có thể khiến xung đột Ukraine đe dọa toàn châu Âu.

Theo ông, việc Kiev mua lại đạn dược urani nghèo có thể gây nhiễm độc trên thực địa, gây ra rủi ro sức khỏe cho các thế hệ mai sau và trở thảnh bước đệm cho những vũ khí nguy hiểm hơn. Bước tiếp theo “có thể là việc chính quyền Kiev sử dụng bom bẩn hoặc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật”.

Phát biểu khi đang thăm Eritrea, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh: “Việc sử dụng đạn urani nghèo sẽ làm giảm đáng kể, hoặc thậm chí không bảo toàn được khả năng sản xuất thực phẩm chất lượng cao không bị nhiễm độc của Ukraine”. Tổng thống Vladimir Putin cũng đã chỉ trích quyết định của London.

Về phần mình, Ngoại trưởng Anh James Cleverly nêu rõ: “Không có leo thang hạt nhân. Quốc gia duy nhất trên thế giới đang nói về vấn đề hạt nhân là Nga. Không có mối đe dọa nào đối với Nga, đây hoàn toàn là việc giúp Ukraine tự vệ”.

Trước đó, hôm 20/3, Anh đã xác nhận sẽ chuyển cho Ukraine đạn xuyên giáp chứa urani nghèo. Loại đạn này sở hữu khả năng tiêu diệt xe bọc thép vượt trội và sẽ là một phần của lô vũ khí bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2. (AFP/Reuters/RT)

* Nhật Bản viện trợ không hoàn lại 470 triệu USD cho Ukraine: Theo truyền thông Nhật Bản ngày 22/3, Thủ tướng Kishida Fumio đã cam kết viện trợ không hoàn lại 470 triệu USD cho Ukraine để khôi phục các cơ sở năng lượng và hỗ trợ nhân đạo. Tokyo cũng sẽ chuyển các trang thiết bị phi sát thương trị giá 30 triệu USD cho Kiev thông qua một quỹ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Trước đó, hồi cuối tháng Hai, ông Kishida đã cam kết hỗ trợ tài chính 5,5 tỷ USD cho Ukraine. Số tiền này được công bố sau 2 khoản 900 triệu USD viện trợ nhân đạo cùng 670 triệu USD tài trợ và cho vay mà chính phủ của ông đã phân bổ cho quốc gia Đông Âu trong chưa đầy một năm. Tính đến nay, tổng số tiền Nhật Bản tài trợ Ukraine đã lên tới hơn 7 tỷ USD. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Nhật Bản đến Ukraine: Nâng cấp quan hệ, 'bơm' gần nửa tỷ USD cho Kiev, chính sách với Nga có đổi?

Nga-Trung

* Nga, Trung Quốc đạt thỏa thuận về đường ống Sức mạnh Siberia 2: Sau hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Moscow ngày 21/3, Tổng thống Vladimir Putin thông báo Moscow và Bắc Kinh đã đạt thỏa thuận về đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, nối khu vực Siberia với Tây Bắc Trung Quốc.

Theo kế hoạch, đường ống Sức mạnh Siberia 2 sẽ được khởi công năm 2024, với công suất thiết kế đạt 50 tỷ m3 khí đốt/năm. Đây được xem là cột mốc mới nhất trong nỗ lực của Nga nhằm chuyển hướng xuất khẩu năng lượng khỏi châu Âu. (AFP)

* Ba Lan lo ngại về quan hệ Nga-Trung: Ngày 22/3, phát biểu với báo giới sau khi tiếp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại Warsaw, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói: “Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc tới Moscow khiến chúng tôi lo lắng. Trục Nga-Trung này rất nguy hiểm”. Theo ông, Ba Lan “đang cố gắng thuyết phục Trung Quốc không ủng hộ Nga trong chính sách quốc tế của họ”.

Ngày 22/3, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã đến Ba Lan sau chuyến thăm Ukraine. Ông ca ngợi Ba Lan vì các nỗ lực hỗ trợ Kiev, đồng thời khẳng định đã truyền đạt “tình đoàn kết bền vững của Nhật Bản và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7)” tới Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Cũng theo ông, “gánh nặng ngày càng tăng” của Ba Lan trong việc giúp đỡ Kiev là lý do để Tokyo tiếp tục hỗ trợ Warsaw, dù không nêu thêm chi tiết. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Nga-Trung Quốc: Khi các nhà lãnh đạo gọi nhau là 'bạn thân', khó khăn kinh tế sẽ không còn gì đáng ngại?

Đông Bắc Á

* Hàn Quốc: Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa hành trình: Yonhap (Hàn Quốc) ngày 22/3 đưa tin Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình từ khu vực Hamhung ra vùng biển phía Đông. Vụ phóng diễn ra một ngày trước khi Hàn Quốc và Mỹ kết thúc cuộc tập trận Lá chắn Tự do kéo dài 11 ngày, với quy mô lớn nhất trong nhiều năm qua.

Cuối tuần qua, Triều Tiên cũng đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông, trong hoạt động Bình Nhưỡng tuyên bố là tập trận mô phỏng theo kịch bản của một cuộc phản công hạt nhân chiến thuật. (Yonhap)

* Triều Tiên cảnh báo Mỹ về phi hạt nhân hóa hoàn toàn: Ngày 22/3, hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời ông Jo Chol Su, Vụ trưởng Vụ Tổ chức quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên, khẳng định: “Đại diện của Mỹ tại Liên hợp quốc một lần nữa... lại đưa ra một loạt luận điệu về phi hạt nhân hóa ‘hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược’ (CVID) lỗi thời và ‘tình hình nhân quyền’. Bất kỳ lực lượng nào cũng nên nhớ rằng, nếu họ cố gắng áp dụng CVID cho Triều Tiên, thì chúng tôi sẽ đưa ra phản ứng cứng rắn căn cứ theo luật pháp về chính sách lực lượng hạt nhân”. Theo ông, chỉ trích của Mỹ tại Liên hợp quốc “chỉ cho thế giới thấy sự thất bại của chính sách ngoại giao kiểu Mỹ”.

Trước đó, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield đã kêu gọi các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đưa ra nghị quyết phản đối Bình Nhưỡng thử tên lửa và tìm cách thúc đẩy tiến trình CVID. (Sputnik/Yonhap)

* Nga triển khai tên lửa phòng thủ ở Nam Kuril: Ngày 22/3, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết nước này đã triển khai một bộ phận của hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion tại hòn đảo Paramushir thuộc quần đảo Nam Kuril/Lãnh thổ phương Bắc tranh chấp giữa Nga và Nhật Bản. Ông nhấn mạnh việc hiện đại hóa hệ thống phòng không sẽ được hoàn tất trong năm nay. (TASS/Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Hàn Quốc tung 'đòn' đáp trả các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên

Châu Âu

* Chủ tịch ECB cảnh báo về căng thẳng tài chính ở Eurozone: Ngày 22/3, phát biểu tại thành phố Frankfurt (Đức), Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde Lagarde phân tích căng thẳng thị trường do sự sụp đổ của ba ngân hàng Mỹ và ngân hàng Credit Suisse có trụ sở tại Thụy Sĩ “càng tăng thêm rủi ro suy giảm mới và khiến việc đánh giá rủi ro càng khó khăn hơn”. Mặc dù không cam kết tăng thêm lãi suất nhưng bà Lagarde cho biết, các nhà hoạch định chính sách vẫn có cơ sở để đảm bảo giảm bớt áp lực lạm phát. (AFP)

* Nhật Bản, Ukraine nâng cấp quan hệ: Ngày 22/3, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo Tokyo và Kiev đã quyết định nâng cấp mối quan hệ song phương trong chuyến công du bất ngờ của Thủ tướng Kishida Fumio tới Ukraine. Thông cáo chung xác nhận: “Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hội đàm tại Kiev trong ngày 21/3... Nhận thấy tiềm năng to lớn của hợp tác song phương giữa Nhật Bản và Ukraine, các nhà lãnh đạo đã quyết định nâng cấp mối quan hệ lên Đối tác toàn cầu đặc biệt”. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Iran khẳng định 'không phiền lòng' với châu Âu, tuyên bố kiên quyết về xung đột ở Ukraine

Trung Đông-châu Phi

* Mỹ, Jordan và UAE chỉ trích phát ngôn của Bộ trưởng Israel: Ngày 22/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel cho biết, phát ngôn của Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich rằng “không có thứ gọi là người Palestine” là “xúc phạm”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel khẳng định: “Người Palestine có một lịch sử và văn hóa phong phú. Mỹ đánh giá cao mối quan hệ đối tác với người dân Palestine… Washington vẫn duy trì cam kết về giải pháp hai nhà nước cho cả hai bên. Cả hai bên đều có nguồn gốc sâu xa từ cùng đất này và hiện đang sống bên cạnh nhau trong hòa bình và an ninh”.

Liên quan việc ông Smotrich xuất hiện trước một tấm bản đồ Israel bao trùm cả lãnh thổ Jordan, ông Patel nêu rõ: “Những tuyên bố mới nhất của ông Smotrich trước một tấm bản đồ không chính xác và khiêu khích, là xúc phạm. Điều này gây lo ngại sâu sắc và thẳng thắn mà nói là rất nguy hiểm”. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không tuyên bố ông Smotrich là nhân vật không được Washington hoan nghênh.

Trong khi đó, trang Al-Dustur (Jordan) ngày 22/3 đưa tin Quốc hội nước này đã biểu quyết yêu cầu chính phủ trục xuất Đại sứ Israel tại Amman về nước. Tại phiên họp của Quốc hội Jordan, nhà chức trách cũng trưng bày tấm bản đồ của Jordan với đường biên giới bao trùm lãnh thổ Israel. Theo truyền thông Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cũng đang xem xét hạ cấp quan hệ với Israel. Theo đó, Bộ Ngoại giao nước này đã ra lệnh cho Đại sứ tại Israel không được gặp bất kỳ quan chức nào thuộc chính quyền Israel.

Về phần mình, Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 22/3 đã bác bỏ thông tin về khủng hoảng trong quan hệ với UAE sau khi Abu Dhabi tuyên bố có kế hoạch ngừng mua các hệ thống phòng thủ tên lửa do Israel sản xuất để phản đối chính quyền Thủ tướng Netanyahu. Trước đó, hồi tháng Hai, UAE cùng nhiều quốc gia khác đã từng lên án phát biểu của ông Smotrich khi ông này tuyên bố “cần phải xóa sổ” thị trấn Huwara của người Palestine ở Bờ Tây. (TTXVN)

* Syria: Israel không kích gây sân bay Aleppo: Bộ Quốc phòng Syria ngày 22/3 cho biết, rạng sang cùng ngày quân đội Israel đã phóng tên lửa từ Địa Trung Hải, vào các mục tiêu gần sân bay Aleppo, gây ra một số “thiệt hại vật chất”. Người đứng đầu Cơ quan Hàng không dân dụng Syria, ông Bassem Mansour cho biết, công tác khắc phục đang được tiến hành. Hiện quân đội Israel chưa bình luận gì về thông tin này. Trong khi đó, các nguồn tin tình báo khu vực cho biết, cuộc không kích đã trúng kho đạn dưới lòng đất nối tới sân bay quân sự Nairab gần đó.

Đây là đợt không kích thứ 3 của Israel vào Aleppo trong 6 tháng qua. Trước đó, vụ không kích ngày 7/3 cũng khiến sân bay ngừng hoạt động. Phía Syria cho biết, các vụ không kích đã làm gián đoạn các đợt cứu trợ thảm họa động đất hồi tháng Hai. (Reuters)

Truyền thông Israel: Thổ Nhĩ Kỳ không trung chuyển hàng phương Tây sang Nga, tuân thủ lệnh trừng phạt của EU

Truyền thông Israel: Thổ Nhĩ Kỳ không trung chuyển hàng phương Tây sang Nga, tuân thủ lệnh trừng phạt của EU

Ngày 20/3, truyền thông Israel dẫn nguồn tin từ quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Ankara đã ngừng vận chuyển những hàng hóa trong ...

Kết thúc hội nghị với Israel, quan chức Palestine hài lòng nói tiến trình hòa bình 'được hồi sinh'

Kết thúc hội nghị với Israel, quan chức Palestine hài lòng nói tiến trình hòa bình 'được hồi sinh'

Ngày 20/3, Tổng thư ký Ủy ban điều hành Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Hussein al-Sheikh cho biết, "tiến trình hòa bình giữa Israel ...

Bộ trưởng Tài chính Yellen: Hệ thống ngân hàng của Mỹ đang bình ổn trở lại

Bộ trưởng Tài chính Yellen: Hệ thống ngân hàng của Mỹ đang bình ổn trở lại

Ngày 21/3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, bà sẵn sàng can thiệp để bảo vệ người gửi tiền tại các ngân ...

Tổng thống Brazil nói Trung Quốc là quốc gia cực kỳ quan trọng, Nga không hề 'tầm thường'

Tổng thống Brazil nói Trung Quốc là quốc gia cực kỳ quan trọng, Nga không hề 'tầm thường'

Ngày 21/3, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva tuyên bố, ông sẽ thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về ...

Tình hình Ukraine: Kiev nói bị tấn công bằng UAV, Mỹ đẩy nhanh hành động, Nga cảnh cáo kế hoạch của Anh

Tình hình Ukraine: Kiev nói bị tấn công bằng UAV, Mỹ đẩy nhanh hành động, Nga cảnh cáo kế hoạch của Anh

Ngày 22/3, giới chức Ukraine cho biết, Nga đã tiến hành các vụ tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) nhằm vào khu ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Hai mức tặng quà cho người có công nhân ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7)

Hai mức tặng quà cho người có công nhân ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7)

Quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 78 năm nNgày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025) được chia thành hai mức.
Sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố đạt thỏa thuận thương mại với Việt Nam, Nasdaq Composite lên đỉnh mới

Sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố đạt thỏa thuận thương mại với Việt Nam, Nasdaq Composite lên đỉnh mới

Chỉ số S&P 500 tại thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi ông Trump thông báo, nước này đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam.
Cuộc đua Vua phá lưới Club World Cup: Căng như dây đàn

Cuộc đua Vua phá lưới Club World Cup: Căng như dây đàn

Sau vòng 1/8, có 13 cầu thủ lọt vào danh sách cạnh tranh danh hiệu Vua phá lưới FIFA Club World Cup 2025.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/7: USD bật tăng so với rổ tiền tệ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/7: USD bật tăng so với rổ tiền tệ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/7 ghi nhận USD bật tăng khi các dữ liệu kinh tế củng cố kỳ vọng về việc Fed cắt giảm ...
Người Việt tại Lào tin tưởng vào quyết tâm đổi mới của đất nước

Người Việt tại Lào tin tưởng vào quyết tâm đổi mới của đất nước

Những chia sẻ xúc động của người Việt Nam tại Lào cho thấy tinh thần gắn bó máu thịt, niềm tin sắt son vào tương lai đất nước sau sắp ...
Thắng 6-0, đội tuyển nữ Việt Nam coi như giành vé Asian Cup

Thắng 6-0, đội tuyển nữ Việt Nam coi như giành vé Asian Cup

Với đẳng cấp vượt trội, đội tuyển nữ Việt Nam dễ dàng thắng đậm UAE 6-0 ở lượt trận thứ 2 vòng loại Asian Cup nữ 2026.
Thủ tướng Thái Lan bị đình chỉ chức vụ: Lùi để tiến?

Thủ tướng Thái Lan bị đình chỉ chức vụ: Lùi để tiến?

Việc bà Paetongtarn Shinawatra tạm rời chức Thủ tướng có thể giúp đảng Pheu Thai củng cố sự ủng hộ để trở lại mạnh mẽ hơn...
Xung đột Trung Đông: Biểu hiện của một trật tự khu vực rạn vỡ

Xung đột Trung Đông: Biểu hiện của một trật tự khu vực rạn vỡ

Xung đột Israel-Iran và cuộc không kích của Mỹ nhắm vào 3 cơ sở hạt nhân của Iran đánh dấu sự sụp đổ mô hình 'chiến tranh bóng tối' kéo dài giữa hai nước...
Mỹ tấn công Iran: Đòn đánh chiến lược hay canh bạc mạo hiểm?

Mỹ tấn công Iran: Đòn đánh chiến lược hay canh bạc mạo hiểm?

Tổng thống Donald Trump bất ngờ ra lệnh ném bom vào 3 cơ sở hạt nhân của Iran hôm là một lời tuyên chiến 'lạnh gáy' của nước Mỹ với Tehran...
Trung Đông trước bước ngoặt hiểm nghèo

Trung Đông trước bước ngoặt hiểm nghèo

Xung đột Israel-Iran không chỉ gây chấn động khu vực mà còn tác động sâu rộng tới an ninh, kinh tế toàn cầu.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-GCC-Trung Quốc: Chương mới trong hợp tác Nam-Nam toàn cầu

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-GCC-Trung Quốc: Chương mới trong hợp tác Nam-Nam toàn cầu

Hội nghị cấp cao ASEAN-GCC-Trung Quốc chứng minh rằng những khu vực đa dạng có thể tìm được tiếng nói chung để thúc đẩy thương mại công bằng.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vươn mình vượt thách thức

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vươn mình vượt thách thức

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada là cơ hội để nhóm tái khẳng định vai trò trong bối cảnh thế giới đứng trước hàng loạt thách thức.
Kỷ niệm 80 năm Hiến chương LHQ: Sinh ra từ đống tro tàn, vững bước cho hòa bình và công bằng dài lâu

Kỷ niệm 80 năm Hiến chương LHQ: Sinh ra từ đống tro tàn, vững bước cho hòa bình và công bằng dài lâu

Hiến chương LHQ được ký tại San Francisco 80 năm trước đã khép lại chương đẫm máu trong lịch sử nhân loại, mở ra hy vọng cho tương lai tốt đẹp.
Ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đã 'cắm rễ' ở châu Âu sâu đến mức nào?

Ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đã 'cắm rễ' ở châu Âu sâu đến mức nào?

Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu độc lập quốc phòng, nhưng lại mua hàng nghìn vũ khí từ Mỹ mỗi năm.
Bộ 3 vũ khí 'sấm sét' Mỹ sử dụng trong cuộc không kích 3 cơ sở hạt nhân của Iran

Bộ 3 vũ khí 'sấm sét' Mỹ sử dụng trong cuộc không kích 3 cơ sở hạt nhân của Iran

Máy bay ném bom B-2, bom phá boong-ke GBU-57 và tên lửa Tomahawk là 3 vũ khí quan trọng trong cuộc không kích của Mỹ vào 3 cơ sở hạt nhân của Iran.
Bốn lớp phòng thủ của Israel

Bốn lớp phòng thủ của Israel

Hệ thống Vòm Sắt có lẽ quen thuộc với giới thạo tin về vũ khí, song, tấm 'áo giáp' phòng không của Israel không chỉ có hệ thống nổi tiếng này.
So sánh sức mạnh quân sự của hai đối thủ Israel và Iran

So sánh sức mạnh quân sự của hai đối thủ Israel và Iran

Tương quan lực lượng và sức mạnh quân sự của hai bên đang được đặt lên bàn cân để dự đoán đường hướng tiếp theo của cuộc xung đột Israel-Iran.
Cách Israel vô hiệu hóa mưa tên lửa đạn đạo Iran: Không chỉ có Vòm Sắt

Cách Israel vô hiệu hóa mưa tên lửa đạn đạo Iran: Không chỉ có Vòm Sắt

Xung đột Israe-Iran tiếp tục leo thang, các hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel vẫn chứng tỏ được năng lực vượt trội của mình.
Iran cân nhắc rời Hiệp ước NPT: Đòn giáng vào 'luật chơi' hạt nhân?

Iran cân nhắc rời Hiệp ước NPT: Đòn giáng vào 'luật chơi' hạt nhân?

Chiến dịch quân sự của Israel vào Iran có thể kéo theo hệ lụy nghiêm trọng: Nguy cơ Tehran rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Xung đột Israel-Iran và bài toán Trung Đông: 'Cách giải' của Mỹ, Nga và Trung Quốc

Xung đột Israel-Iran và bài toán Trung Đông: 'Cách giải' của Mỹ, Nga và Trung Quốc

Với xung đột Israel-Iran và bài toán Trung Đông hiện nay, Mỹ, Trung Quốc và Nga đều có cách tiếp cận riêng.
Xung đột Israel-Iran: Kết thúc chỉ là 'lời nói đầu môi', sóng ngầm mới chỉ vừa âm ỉ

Xung đột Israel-Iran: Kết thúc chỉ là 'lời nói đầu môi', sóng ngầm mới chỉ vừa âm ỉ

Mặc dù giao tranh giữa Iran và Israel đã dừng lại nhưng những tác động về chính trị và hạt nhân mới chỉ bắt đầu diễn ra.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về Thủ tướng Phạm Minh Chính - 'khách mời thường xuyên' của Diễn đàn Davos mùa Hè

Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về Thủ tướng Phạm Minh Chính - 'khách mời thường xuyên' của Diễn đàn Davos mùa Hè

Truyền thông Trung Quốc nhấn mạnh việc 3 năm liền Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Trung Quốc dự Diễn đàn Davos mùa Hè phản ánh sự mật thiết giữa 2 nước.
Greenland - ẩn số cản bước Đan Mạch trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU?

Greenland - ẩn số cản bước Đan Mạch trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU?

Greenland lại trở thành điểm nóng tiềm tàng có nguy cơ lôi kéo không chỉ Đan Mạch, mà cả EU và các thành viên vào vòng xoáy căng thẳng mới với Mỹ.
'Kẻ phản diện' mới của NATO?

'Kẻ phản diện' mới của NATO?

Việc Tây Ban Nha từ chối mục tiêu chi tiêu quốc phòng mới của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã gây bất bình trong liên minh.
Phiên bản di động